Thế nào là một logo chuyên nghiệp
Một logo chuyên nghiệp có thể làm tăng giá trị của một công ty, một tổ chức hay là một sản phẩm. Mặt khác, một logo không chuyên nghiệp có thể phá huỷ một thương hiệu hoặc làm hỏng một designer’s portfolio. Rất nhiều logo được sử dụng hiện nay rất thiếu chuyên nghiệp, và qua đó nói lên nó được làm bởi một amateur hoặc là một beginner. Một người nghĩ rằng họ có thể tạo ra được một logo sáng tạo và đẹp, nhưng không hiểu rằng chỉ bằng công cụ Photoshop thôi thì không đủ.
Sau đây là vài kinh nghiệm và chỉ dẫn để tạo ra một logo hiện đại. Với những chỉ dẫn này và sự sáng tạo của bản thân bạn, bạn có thể sáng tạo ra những logo tuyệt vời nhất.
1. Design: Sketch and Brainstorm
Hầu hết beginer ngồi vào máy tính ngay khi bắt đầu thiết kế logo, và dành hầu hết thời gian để loay hoay với các hiệu ứng hình ảnh hay filter. Tuy nhiên, một designer chuyên nghiệp và tạo tạo ra một logo có chiều sâu sẽ phân phối thời gian cách khác.
Một cách tốt hơn để bắt đầu là kiếm một quyển vở vẽ và một chiếc bút chì tốt, suy nghĩ về cảm nhận mà bạn muốn gửi tới người xem khi xem logo của bạn. Nó sẽ sử dụng cho một công ty game high tech, hay là một tổ chức phi lợi nhuận lâu năm? Nó sẽ nên đơn giản hay là cầu kì chi tiết ? Thể hiện tất cả suy nghĩ của bạn ra trang giấy, hãy vẽ nháp và ngoệch ngoạc những hình ảnh trong đầu, đừng mất thời gian làm những hình ảnh đó trở nên hoàn hảo. Điều bạn cần ở khâu này là nắm bắt nhịp cảm xúc, ý tưởng của bạn mà không cần đụng đến máy tính.
Nếu bạn phác thảo ra một vài lựa chọn, hãy lựa chọn và loại bỏ những cái không phù hợp hoặc không khả thi xây dựng. Khi bạn đã cảm thấy vừa lòng với ý tưởng, hãy bật máy vi tính (Nếu bạn sở hữu một tablet, bạn có thể vẽ thử và phác hoạ ý tưởng ngay trên máy tính, nhưng hãy nhớ tránh xa các mẫu brush và effects)
Nếu bạn thiết kế logo cho khách hàng, hãy nhớ rằng họ sẽ không thích tất cả các ý tưởng của bạn, vậy nên, trước khi dành quá nhiều thời gian để thiết kế, tạo dựng logo thì hãy thử giới thiệu cho khách hàng vài hình ảnh chưa hoàn thiện của thiết kế để đánh giá mức độ hài lòng của họ với sản phẩm, điều này sẽ rất hữu dụng, tiết kiệm một số lượng khổng lồ thời gian vô ích.
2. Build: Vector Graphics
Logo là một phần của thể giới đồ hoạ vector, đồ hoạ vector là chủ đề mà nhiều beginners (vả cả vài professionals) vẫn còn lẫn lộn. Trong những năm gần đây, những phần mềm như là Photoshop, Paint Shop Pro và Fireworks đã xoá mờ ranh giới giữa đồ loạ vector và đồ hoạ bitmaps.
Những image format như là GIF,JPEG,BMP, và TIFF đều là những format của ảnh bitmaps. Ảnh số là một ví dụ hoàn hảo cho đồ hoạ bitmaps, bởi vì chúng được tạo ra từ các dots, hay còn gọi là pixel.Ảnh bitmap có đặc trưng riêng biệt, khi bạn zoom-in một tấm ảnh số, bạn sẽ thấy các điểm ảnh rời rạc.Bạn có thể resize ảnh bitmap trở thành nhỏ hơn, kết quả vẫn là một tấm ảnh tốt, tuy nhiên khi resize chúng lớn hơn, chúng sẽ bị giảm chất lượng.Photoshop, Pixelmator , Paint Shop Pro, và Painter là những ví dụ điển hình về phương tiện để chỉnh sửa ảnh bitmap và photos editting, nhưng chúng không phải là công cụ tốt để thiết kế logo.
Khác với đồ hoạ điểm, đồ hoạ vector không tạo thành từ các dots hay pixel, chúng lưu trữ thông tin về các thuật toán hiển thị các đường hay các hình dạng. Vector có thể phóng lớn đến mọi kích cỡ, không có sự khác biệt từ các danh thiếp nhỏ xíu đến các tấm biển quảng cáo khổng lồ.
Một logo chuyên nghiệp xây dựng từ đồ hoạ vector nên chúng ta có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như in ấn, cho websites, biểu tượng truyền hình hoặc tất cả các loại ấn phẩm media khác. Vectors có thẻ được lưu dưới dạng EPS ( encapsulated postscript) , PDF (portable document format), và AI ( adobe illustrator).
Nếu bạn học để sử dụng các phần mềm vẽ vector, bạn có thể tạo dựng được các đường thẳng hoàn hảo,đường con mềm mại, các các hình dạng không sai xót rất nhanh chóng và dễ dàng.Các phần mềm thương mại tuyệt vời hiện nay là Adobe Illustrator, Lineform, FreeHand, và Corel Draw.Ngoài ra Inkscape là một sự lựa chọn miễn phí tuyệt vời để thể hiện lại các ý tưởng của bạn.
Nếu bạn mới học sử dụng phần mềm đồ hoạ, hãy bỏ thời gian để học sử dụng cơ bản pen tools để tạo ra các đường thẳng, và biết hiệu chỉnh các đường cong theo ý muốn. Hãy nhớ rằng các shapes có thể “stroke” : tô màu viền hay là “fill” đổ màu nền bằng các màu sắc hay pattern.
3. Decorate: Color Schemes
Khi đã biết cách “stroke” hay “fill”, bạn phải cố gắng sử dụng chúng để phối hợp màu sắc cho logo có hồn và phù hợp ý nghĩa của nó. Ví dụ như không thể kết hợp màu hồng sáng và cam vào logo của một ngân hàng đầu tư. Về cách phối màu, có thể kiếm online ở Adobe’s free Kuler hoặc kiểm một bản copy của cuốn Color Index 2 của Jim Krause.
4. Phiên bản đen trắng.
Sau khi bạn đã tô màu sắc cho logo xong xuôi, hãy tự hỏi rằng chúng sẽ trông như thế nào khi bị photocopied và chuyển qua máy fax. Nếu nó trông xám xịt và rời rạc khi bị convert thành đen và trắng bởi máy photo hay máy fax, đã đến lúc bạn phải quay trở lại với chiếc máy tính để tạo ra một phiên bản khác của chiếc logo chỉ với 2 màu trắng đen. Phiên bản trắng đen này có thể có vài khác biệt với logo nguyên bản, nhưng chúng vẫn phải truyền tải đầy đủ thông tin của chiếc logo nguyên bản đến người xem.
5. Planning: Media
Trong khi xây dựng một logo, hãy luôn nhớ chú ý tới mục đích công việc của bạn. Ví dụ, nếu logo sẽ chỉ được sử dụng trên nền web, cho một website, bạn có thể trang hoàng nó bằng cac màu sắc đẹp, hiệu ứng đặc biết, tuy nhiên, nếu chiếc logo đó được sử dụng cho việc in ấn, bạn sẽ phải tính trước các vấn đề về màu sắc ,…, khi in ấn. Với một vài logo, bạn có thể phải tạo một phiên bản cho website riêng và phiên bản cho in ấn riêng.
Trong công việc in ấn, mỗi màu sắc được in riêng biệt thành nhiều lớp trong một bức hình, một vài sự dịch chuyển nhỏ của tờ giấy khi in có thể tạo ra vạch màu lỗi trong chiếc logo của bạn và rất dễ nhận ra ở nơi giao giữa 2 màu sắc. Để khắc phục, khi thiết kế phiên bản in, bạn có thể tạo ra đường viền trong các shapes của logo (gọi là “choke” hay “spread”).
Trong những logo chuyên nghiệp, có thể bạn sẽ nhận ra rằng 2 màu riêng biệt không phải lúc nào cũng thiết kế nằm cạnh nhau, chạm vào nhau, thay vào đó là các khoảng trắng cách biệt, các khoảng trắng không phải là một hiệu ứng thị giác quan trọng, tuy nhiên sử dụng nó sẽ loại bỏ nỗi lo về lệch màu khi in.
6. Refine: Typography
Các chữ số, tên thương hiệu là một phần của logo và quan trọng như các thành phần graphic. Phần nhiều beginner sử dụng một font chữ cũ và nguyên bản cho logo của họ, tuy nhiên, sử dụng các hiệu hứng cho font chữ, các kĩ thuật typography như uppercasse, lowercase, lettering style, sắp xếp chữ sẽ đem lại hiệu quả rất ấn tượng cho logo.
Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của typography với logo của bạn.Cuối cùng, nếu bạn sử dụng một font chữ cho logo của bạn, hãy convert nó thành shapes/outlines, vì nếu bạn gửi file vector của logo của bạn kèm 1 font chữ, sẽ không ai muốn install font chữ vào hệ thống của họ.
Sau đây là vài kinh nghiệm và chỉ dẫn để tạo ra một logo hiện đại. Với những chỉ dẫn này và sự sáng tạo của bản thân bạn, bạn có thể sáng tạo ra những logo tuyệt vời nhất.
1. Design: Sketch and Brainstorm
Hầu hết beginer ngồi vào máy tính ngay khi bắt đầu thiết kế logo, và dành hầu hết thời gian để loay hoay với các hiệu ứng hình ảnh hay filter. Tuy nhiên, một designer chuyên nghiệp và tạo tạo ra một logo có chiều sâu sẽ phân phối thời gian cách khác.
Một cách tốt hơn để bắt đầu là kiếm một quyển vở vẽ và một chiếc bút chì tốt, suy nghĩ về cảm nhận mà bạn muốn gửi tới người xem khi xem logo của bạn. Nó sẽ sử dụng cho một công ty game high tech, hay là một tổ chức phi lợi nhuận lâu năm? Nó sẽ nên đơn giản hay là cầu kì chi tiết ? Thể hiện tất cả suy nghĩ của bạn ra trang giấy, hãy vẽ nháp và ngoệch ngoạc những hình ảnh trong đầu, đừng mất thời gian làm những hình ảnh đó trở nên hoàn hảo. Điều bạn cần ở khâu này là nắm bắt nhịp cảm xúc, ý tưởng của bạn mà không cần đụng đến máy tính.
Nếu bạn phác thảo ra một vài lựa chọn, hãy lựa chọn và loại bỏ những cái không phù hợp hoặc không khả thi xây dựng. Khi bạn đã cảm thấy vừa lòng với ý tưởng, hãy bật máy vi tính (Nếu bạn sở hữu một tablet, bạn có thể vẽ thử và phác hoạ ý tưởng ngay trên máy tính, nhưng hãy nhớ tránh xa các mẫu brush và effects)
Nếu bạn thiết kế logo cho khách hàng, hãy nhớ rằng họ sẽ không thích tất cả các ý tưởng của bạn, vậy nên, trước khi dành quá nhiều thời gian để thiết kế, tạo dựng logo thì hãy thử giới thiệu cho khách hàng vài hình ảnh chưa hoàn thiện của thiết kế để đánh giá mức độ hài lòng của họ với sản phẩm, điều này sẽ rất hữu dụng, tiết kiệm một số lượng khổng lồ thời gian vô ích.
2. Build: Vector Graphics
Logo là một phần của thể giới đồ hoạ vector, đồ hoạ vector là chủ đề mà nhiều beginners (vả cả vài professionals) vẫn còn lẫn lộn. Trong những năm gần đây, những phần mềm như là Photoshop, Paint Shop Pro và Fireworks đã xoá mờ ranh giới giữa đồ loạ vector và đồ hoạ bitmaps.
Những image format như là GIF,JPEG,BMP, và TIFF đều là những format của ảnh bitmaps. Ảnh số là một ví dụ hoàn hảo cho đồ hoạ bitmaps, bởi vì chúng được tạo ra từ các dots, hay còn gọi là pixel.Ảnh bitmap có đặc trưng riêng biệt, khi bạn zoom-in một tấm ảnh số, bạn sẽ thấy các điểm ảnh rời rạc.Bạn có thể resize ảnh bitmap trở thành nhỏ hơn, kết quả vẫn là một tấm ảnh tốt, tuy nhiên khi resize chúng lớn hơn, chúng sẽ bị giảm chất lượng.Photoshop, Pixelmator , Paint Shop Pro, và Painter là những ví dụ điển hình về phương tiện để chỉnh sửa ảnh bitmap và photos editting, nhưng chúng không phải là công cụ tốt để thiết kế logo.
Khác với đồ hoạ điểm, đồ hoạ vector không tạo thành từ các dots hay pixel, chúng lưu trữ thông tin về các thuật toán hiển thị các đường hay các hình dạng. Vector có thể phóng lớn đến mọi kích cỡ, không có sự khác biệt từ các danh thiếp nhỏ xíu đến các tấm biển quảng cáo khổng lồ.
Một logo chuyên nghiệp xây dựng từ đồ hoạ vector nên chúng ta có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như in ấn, cho websites, biểu tượng truyền hình hoặc tất cả các loại ấn phẩm media khác. Vectors có thẻ được lưu dưới dạng EPS ( encapsulated postscript) , PDF (portable document format), và AI ( adobe illustrator).
Nếu bạn học để sử dụng các phần mềm vẽ vector, bạn có thể tạo dựng được các đường thẳng hoàn hảo,đường con mềm mại, các các hình dạng không sai xót rất nhanh chóng và dễ dàng.Các phần mềm thương mại tuyệt vời hiện nay là Adobe Illustrator, Lineform, FreeHand, và Corel Draw.Ngoài ra Inkscape là một sự lựa chọn miễn phí tuyệt vời để thể hiện lại các ý tưởng của bạn.
Nếu bạn mới học sử dụng phần mềm đồ hoạ, hãy bỏ thời gian để học sử dụng cơ bản pen tools để tạo ra các đường thẳng, và biết hiệu chỉnh các đường cong theo ý muốn. Hãy nhớ rằng các shapes có thể “stroke” : tô màu viền hay là “fill” đổ màu nền bằng các màu sắc hay pattern.
3. Decorate: Color Schemes
Khi đã biết cách “stroke” hay “fill”, bạn phải cố gắng sử dụng chúng để phối hợp màu sắc cho logo có hồn và phù hợp ý nghĩa của nó. Ví dụ như không thể kết hợp màu hồng sáng và cam vào logo của một ngân hàng đầu tư. Về cách phối màu, có thể kiếm online ở Adobe’s free Kuler hoặc kiểm một bản copy của cuốn Color Index 2 của Jim Krause.
4. Phiên bản đen trắng.
Sau khi bạn đã tô màu sắc cho logo xong xuôi, hãy tự hỏi rằng chúng sẽ trông như thế nào khi bị photocopied và chuyển qua máy fax. Nếu nó trông xám xịt và rời rạc khi bị convert thành đen và trắng bởi máy photo hay máy fax, đã đến lúc bạn phải quay trở lại với chiếc máy tính để tạo ra một phiên bản khác của chiếc logo chỉ với 2 màu trắng đen. Phiên bản trắng đen này có thể có vài khác biệt với logo nguyên bản, nhưng chúng vẫn phải truyền tải đầy đủ thông tin của chiếc logo nguyên bản đến người xem.
5. Planning: Media
Trong khi xây dựng một logo, hãy luôn nhớ chú ý tới mục đích công việc của bạn. Ví dụ, nếu logo sẽ chỉ được sử dụng trên nền web, cho một website, bạn có thể trang hoàng nó bằng cac màu sắc đẹp, hiệu ứng đặc biết, tuy nhiên, nếu chiếc logo đó được sử dụng cho việc in ấn, bạn sẽ phải tính trước các vấn đề về màu sắc ,…, khi in ấn. Với một vài logo, bạn có thể phải tạo một phiên bản cho website riêng và phiên bản cho in ấn riêng.
Trong công việc in ấn, mỗi màu sắc được in riêng biệt thành nhiều lớp trong một bức hình, một vài sự dịch chuyển nhỏ của tờ giấy khi in có thể tạo ra vạch màu lỗi trong chiếc logo của bạn và rất dễ nhận ra ở nơi giao giữa 2 màu sắc. Để khắc phục, khi thiết kế phiên bản in, bạn có thể tạo ra đường viền trong các shapes của logo (gọi là “choke” hay “spread”).
Trong những logo chuyên nghiệp, có thể bạn sẽ nhận ra rằng 2 màu riêng biệt không phải lúc nào cũng thiết kế nằm cạnh nhau, chạm vào nhau, thay vào đó là các khoảng trắng cách biệt, các khoảng trắng không phải là một hiệu ứng thị giác quan trọng, tuy nhiên sử dụng nó sẽ loại bỏ nỗi lo về lệch màu khi in.
6. Refine: Typography
Các chữ số, tên thương hiệu là một phần của logo và quan trọng như các thành phần graphic. Phần nhiều beginner sử dụng một font chữ cũ và nguyên bản cho logo của họ, tuy nhiên, sử dụng các hiệu hứng cho font chữ, các kĩ thuật typography như uppercasse, lowercase, lettering style, sắp xếp chữ sẽ đem lại hiệu quả rất ấn tượng cho logo.
Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của typography với logo của bạn.Cuối cùng, nếu bạn sử dụng một font chữ cho logo của bạn, hãy convert nó thành shapes/outlines, vì nếu bạn gửi file vector của logo của bạn kèm 1 font chữ, sẽ không ai muốn install font chữ vào hệ thống của họ.